Skip to content

Marketing Strategy – Case 2

Marketing Strategy

Doanh nghiệp có ý định phát triển 1 sản phẩm công nghệ mới để tung ra thị trường. Chiến lược marketing toàn diện sẽ được thực hiện như sau

Bước 1: Khảo sát thị trường

Bước đầu tiên & quan trọng nhất của 1 chiến dịch marketing toàn diện cho sản phẩm mới, cần xác định được độ lớn của thị trường, nhu cầu của khách hàng và khả năng thành công của ý tưởng sản phẩm

Bước 2: Nghiên cứu & phát triển sản phẩm

Dựa trên kết quả khảo sát thị trường, doanh nghiệp nghiên cứu và phát triển sản phẩm mẫu đầu tiên.

Bước 3: Test sản phẩm

Rất nhiều những sản phẩm công nghệ được đầu tư và tung ra thị trường thiếu bước này và đã thất bại. Chính vì vậy, việc test sản phẩm để xem mức độ phù hợp và độ hấp thụ của thị trường sẽ tiết giảm rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp

Bước 4: Đánh giá & điều chỉnh sản phẩm mẫu

Bước 5: Xác định thị trường mục tiêu ban đầu

Đây là bước quan trọng để xác định thị trường nào sẽ là thị trường khởi đầu cho sản phẩm. Thị trường đó phải đáp ứng được các yếu tố về: độ lớn, nhu cầu, khả năng chi trả của khách hàng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/sản phẩm so với các đối thủ hiện có và đối thủ tiềm năng

Bước 6: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Để biết được đối thủ của mình là ai, đang làm gì, sản phẩm như thế nào, mức giá ra sao, đang tập trung những kênh nào…..”Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”

Bước 7: Xây dựng Unique Selling Point

Unique selling point (USP) hay còn gọi là key selling point (KSP): Những key chính để giải đáp cho câu hỏi “Tại sao khách hàng nên sử dụng dịch vụ/sản phẩm của mình thay vì đối thủ

Bước 8: Xác định khách hàng mục tiêu ban đầu

Khách hàng mục tiêu ban đầu (khách hàng thế hệ F0): Trong tình hình thị trường hiện nay, việc tập trung ban đầu vào toàn bộ tập khách hàng là điều tối kỵ, vì nó sẽ làm chi phí marketing tăng cao & gây gánh nặng cho đội ngũ nội bộ. Việc xác định tập khách hàng mục tiêu ban đầu sẽ tiết giảm chi phí, tối đa lợi nhuận, tối ưu chiến dịch marketing và tận dụng được phương pháp marketing cao nhất là word of mouth.

Bước 9: Xác định kênh truyền thông

Việc xác định kênh truyền thông chính sẽ tiết giảm chi phí & tăng hiệu quả kinh doanh. Bước này còn giúp cho đội ngũ có thể tập trung trau chuốt content để khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất.

Bước 10: Thiết lập ngân sách & kế hoạch marketing chi tiết

Đây sẽ là bước mà toàn bộ các ý tưởng, công cụ, thời gian triển khai và ngân sách marketing được phân bổ cho toàn bộ chiến dịch

Bước 11: Thử nghiệm/Trải nghiệm sản phẩm

Đặc thù của sản phẩm công nghệ là luôn cải tiến, cập nhật dựa trên những phản hồi từ phía khách hàng. Chính vì vậy, bước này sẽ giúp cho sản phẩm có được những kết quả thực tế nhất từ chính người dùng và xác định được đâu là tập khách hàng mục tiêu của sản phẩm/dịch vụ.

Bước 12: Đánh giá & điều chỉnh sản phẩm

Bước đệm trước khi chính thức ra mắt sản phẩm/dịch vụ. Tại bước này, sản phẩm/dịch vụ sẽ được điều chỉnh dựa trên kết quả phản hồi của khách hàng sau. Một vài sản phẩm/dịch vụ công nghệ tận dụng bước này để tổ chức các mini game nhằm thu hút & mở rộng thêm tập khách hàng.

Bước 13: Ra mắt sản phẩm

Sự kiện chính thức đưa sản phẩm/dịch vụ đến với người dùng. Đây là thời điểm quan trọng để áp dụng chiến thuật marketing thu hút khách hàng: promotion, up sale…

Bước 14: Đo lường, đánh giá & hiệu chỉnh chiến dịch Marketing

Sau khi chính thức launch sản phẩm/dịch vụ, chiến dịch Marketing sẽ được theo dõi sát sao để chắc chắn rằng mọi công cụ đều đi theo đúng hướng ban đầu đã đặt ra và có những điều chỉnh thích hợp dựa trên nhu cầu của khách hàng & động thái của đối thủ.